Các chuyên gia bất động sản nhận định, sang năm 2022 xu hướng giá bất động sản có thể tiếp tục tăng cao vì nguồn cung eo hẹp. Phần lớn do thủ tục đầu tư vẫn chưa được tháo gỡ triệt để. Trong khi lực cầu đang được duy trì và có nhiều hướng tăng mạnh hơn.

giá bất động sản

Nguồn cung cấp bất động sản giảm 50% so với cùng kỳ

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh. Nguồn cung bất động sản mới từ đầu năm đến nay mới chỉ bằng khoảng 50% so với cùng kỳ năm 2020. Trong khi đó, giá giao dịch bất động sản đã tăng mạnh và có hiện tượng sốt giá cục bộ tại một số khu vực, phân khúc.

Báo cáo của Bộ Xây dựng ghi nhận, tại thời điểm cuối quý I, đầu quý II/2021 đã xảy ra hiện tượng tăng giá, thậm chí “sốt giá” tại một số phân khúc bất động sản. Cụ thể, giá giao dịch căn hộ chung cư ở nhiều dự án, đặc biệt tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đều tăng 5 – 7%. Giá nhà ở riêng lẻ trong các dự án tại nhiều địa phương tăng bình quân khoảng 8 – 10% (tích lũy cả hai quý, giá nhà ở riêng lẻ tại nhiều địa phương có mức tăng khoảng 15 – 20% so với mức quý IV/2020).

Cùng với đó, giá đất nền tại một số điểm cục bộ của một số địa phương cũng có mức ghi nhận tăng mạnh như: Vùng ven Thủ đô Hà Nội như Quốc Oai (tăng 20%), Ba Vì (45%), một số điểm thuộc các tỉnh như Hòa Bình (46%), Bắc Ninh (20%), Hưng Yên (26%).

Thứ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng, giá bất động sản một số khu vực tăng nhanh trong thời gian ngắn do xuất hiện các thông tin chưa rõ ràng về quy hoạch hành chính từ huyện, thị xã lên quận, thành phố; về chủ trương đầu tư xây dựng các khu đô thị, khu du lịch mới, đầu tư xây dựng sân bay…, từ đó, dẫn đến giới đầu cơ, môi giới lợi dụng để thổi giá thu lợi.

Ma trận thủ tục hành chính đẩy giá bất động sản tăng

Bà Nguyễn Minh Thảo – đại diện Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương khẳng định: “Ma trận” thủ tục hành chính quá rườm rà đã cản trở việc thu hút đầu tư nước ngoài vào nước ta. Bởi khi các nhà đầu tư vào Việt Nam, chỉ số cấp phép xây dựng là một trong các chỉ số được các nhà đầu tư quan tâm nhất. Nhưng chúng ta đang vướng điểm này vì thời gian thực hiện cấp phép xây dựng và các thủ tục liên quan rất dài và chồng chéo.

Ông Đậu Anh Tuấn – Trưởng Ban pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho rằng, khuôn khổ pháp luật trong lĩnh vực xây dựng đã có sự thay đổi rất lớn Quốc hội, Chính phủ, Bộ Xây dựng và nhiều bộ liên quan đã nỗ lực để hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, trong đó có nhiều nhiều bất cập, chồng chéo đã được tháo gỡ.

Tuy nhiên, thời gian vừa qua, các doanh nghiệp vẫn phản ánh còn nhiều vướng mắc khi triển khai dự án; hầu hết vướng mắc đều liên quan tới thủ tục hành chính về đầu tư xây dựng và các lĩnh vực liên quan. Do đó, cần sớm tháo gỡ các điểm nghẽn pháp lý, giúp cải thiện nguồn cung cho thị trường bất động sản, qua đó giảm tiết được giá bất động sản đang có chiều hướng gia tăng.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *